Ấn Độ cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần
Từ ngày 23/6, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ, bắt đầu thực thi lệnh cấm hoàn toàn các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Theo đó, như chính quyền địa phương cảnh báo, hình phạt cho lần đầu vi phạm là 74 USD (5.000 INR), lần thứ hai vi phạm mức phạt sẽ tăng gấp đôi, là 148 USD (10.000 INR) và lần thứ ba vi phạm sẽ bị phạt 370 USD (25.000 INR) và một án tù 3 tháng.
Các nhà hoạt động môi trường và người dân hoan nghênh việc áp dụng lệnh cấm trên trước khi mùa mưa đến vì đồ thải mà không được vất vào thùng rác nhựa thường làm tắc cống, kênh mương dẫn tới úng ngập.
Trước đó, chính quyền bang Maharashtra đã ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng, bán và phân phối hoặc tàng trữ vật liệu nhựa, đặc biệt là túi nylon, thìa, đĩa nhựa dùng một lần.
Mới đây Thủ tướng Ấn Độ đã công bố nước này sẽ chấm dứt sử dụng tất cả loại nhựa dùng một lần vào năm 2022.
Cùng với sự phát triển thùng nhựa công nghiệp thì môi trường của nước này cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng đáng báo động.
Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.500 km, cũng công bố một chiến dịch hành động quốc gia chống rác biển và một chương trình nhằm đánh giá có bao nhiêu rác nhựa đã được thải vào vùng biển của nước này.
Quốc gia Nam Á cũng cam kết sẽ biến 100 địa điểm có các công trình nổi tiếng sạch bóng rác, trong đó có đền Taj Mahal.
Theo Liên Hợp Quốc, mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp.
Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn thùng nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ.