Anphat Mineral giải ‘cơn khát’ nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa

Anphat Mineral giải ‘cơn khát’ nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa

Công ty cổ phần nhựa và khoáng sản An Phát - Yên Bái (Anphat Mineral) với thế mạnh chuyên sản xuất, kinh doanh hạt nhựa nguyên sinh (PP, PE) và sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3, dự kiến sẽ trở thành một thành viên mới của sàn chứng khoán trong năm nay.

Là công ty thành viên của Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (mã chứng khoán: AAA), Anphat Mineral chuyên sản xuất kinh doanh hạt nhựa nguyên sinh (PP, PE) và sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3, những nguyên liệu thiết yếu cho ngành sản xuất thùng nhựa. Trong đó, sản phẩm nổi bật là hạt nhựa phụ gia CaCO3, loại hạt được sản xuất từ bột CaCO3 trên nền nhựa nguyên sinh với mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm chi phí chất tạo màu, tăng độ chịu nhiệt, độ bền, cải thiện cơ lý tính cho sản phẩm cuối cùng. Trong đó, doanh thu từ mảng sản xuất đang tăng lên và chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động của công ty.

Hiện công ty đang sản xuất và cung cấp sản phẩm với thương hiệu độc quyền TACAL, với các ứng dụng đa dạng cho PE, PP, PET, PVC, HIPS… Được thành lập từ năm 2009, đến nay, Anphat Mineral đã có sự tăng trưởng ổn định với lợi nhuận tăng đều qua các năm. Theo thông tin từ Anphat Mineral, đến thời điểm 31.12.2016, doanh thu của công ty năm 2016 đạt gần 194 tỉ đồng - tăng 3% so với năm 2015 và lợi nhuận sau thuế đạt 11,6 tỉ đồng - tăng gần 80%. Chỉ tính riêng doanh thu thị trường xuất khẩu, năm 2014 mới chỉ có 53 tỉ đồng thì đến năm 2015 đã tăng gấp đôi lên 108 tỉ đồng và đạt con số 131 tỉ đồng trong năm 2016.

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp nhựa trong nước chỉ cung cấp được 20% - 30% nguồn nguyên liệu sản xuất thùng rác nhựa trong nước, chủ yếu là PVC, PET, PP, PE.  Trong khi ngành nhựa đang trong xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ thì nguồn nguyên liệu hóa thạch đang cạn kiệt. Do đó, nhu cầu pha trộn các chất độn như hạt phụ gia CaCO3 trong ngành nhựa rất lớn.

Với các sản phẩm chủ lực, Anphat Mineral đang đáp ứng đúng “cơn khát” của thị trường nguyên liệu ngành nhựa. Bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu đầu vào đang ngày càng gia tăng về số lượng cho “công ty mẹ” AAA và thị trường nội địa, An Phat Mineral định hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hạt nhựa CaCO3 ­và bột đá CaCO3 để xuất khẩu sang các thị trường lớn là EU, UAE, Nga, Ấn Độ...

Hiện tại, công ty sở hữu một nhà máy với diện tích 40.000 m2, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, trị giá khoảng 90 tỉ đồng với công suất gần 40.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất, nhập thêm máy móc thiết bị, nâng công suất sản xuất lên trên 100.000 tấn sản phẩm/năm. Đồng thời, công ty chuẩn bị đưa nhà máy sản xuất bột đá siêu mịn CaCO3 với công suất dự kiến đạt 220.000 tấn/năm khi chạy hết công suất.

Bên cạnh đầu tư mở rộng quy mô và năng lực sản xuất để nâng cao sản lượng, Anphat Mineral đang hoàn tất các thủ tục để đầu tư mở rộng hoạt động bằng việc đẩy mạnh hoạt động 2 mảng thương mại hạt nhựa và dịch vụ vận tải trong năm nay.

Ông Vũ Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Anphat Mineral, cho biết: “Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất với việc đưa dự án nhà máy sản xuất bột đá CaCO3 đi vào hoạt động, cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại hạt nhựa, dịch vụ vận tải. Hiện tại, công ty đã tích cực cải tiến máy móc, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tăng sản lượng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm thùng nhựa và tập trung phát triển tại các thị trường lớn.

Với sự đầu tư kỹ lưỡng, năm 2017, doanh thu dự kiến của Anphat Mineral lên tới 1.100 tỉ đồng - tăng gần 5 lần và lợi nhuận sau thuế là 55 tỉ đồng - tăng 375%. Cùng với sự phát triển ổn định trong những năm gần đây, lợi nhuận liên tục tăng trưởng và nhiều tiềm năng phát triển, Anphat Mineral hứa hẹn sẽ là một lựa chọn thú vị cho các nhà đầu tư.