Bảo vệ môi trường: Đức bác bỏ đề xuất đánh thuế nhựa

Bảo vệ môi trường: Đức bác bỏ đề xuất đánh thuế nhựa

Đề xuất đánh thuế đối với ngành sản xuất thùng nhựa đang là vấn đề tranh cãi trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU).

Ngày 11/5, Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Schulze đã bác bỏ đề xuất này, cho rằng thay vì đưa ra quy định thuế mới, các nước có thể cân nhắc phối hợp đồng bộ để giảm thiểu rác thải nhựa và đẩy mạnh hoạt động tái chế, coi đây là giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

 

Theo Ủy viên Ngân sách EU Guenther Oettinger - người đưa ra đề xuất nói trên, khoản thuế nhựa này có thể giúp bù đắp một phần "lỗ hổng" ngân sách của liên minh sau khi Anh ngừng đóng góp và rời khỏi "ngôi nhà chung" châu Âu.

Thêm vào đó, việc nộp thuế cũng khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng có ý sử dụng thùng rác nhựa đóng hơn.

Các chuyên gia của Ủy ban châu Âu (EC) ước tính các nước thành viên liên minh thải ra môi trường 26 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm.


 

Mặc dù hoạt động tái chế nhựađược phát huy tối đa, nhưng vẫn có một lượng lớn rác thải này bị đổ ra biển, đe dọa hệ sinh thái biển và con người có thể trở thành nạn nhân của chính mình khi ăn phải loại cá nuốt phải rác thải nhựa.

Hiện EC đề xuất một chiến lược chung giữa các nước thành viên, trong đó yêu cầu các nước thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tất cả thùng nhựa đều phải là nguyên liệu có thể tái chế.


 

Năm 2016, EC đã công bố văn bản hướng dẫn cấm các siêu thị cung cấp miễn phí cho khách hàng các loại nhựa dùng một lần. Kể từ đó đến nay, việc sử dụng nhựa một lần ở các nước EU đã giảm 30%.