Hưởng lợi lớn từ chính sách, cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ nhựa Việt Nam phát triển
Là một ngành còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác tại Việt Nam như cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may…nhưng ngành công nghiệp nhựa đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Giai đoạn 2010-2015, ngành sản xuất thùng nhựa đứng trong top những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước với mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), đặc biệt có những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%.
Tại Việt Nam, tiềm năng tăng trưởng ngành nhựa còn khá lớn do nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa còn thấp so với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, ngành nhựa là một trong những ngành được ưu tiên phát triển, hưởng lợi từ những ưu đãi về chính sách thuế và hỗ trợ tín dụng của Nhà nước.
Nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu ngành nhựa
Mặc dù có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tuy nhiên ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với bài toán khó khi nguồn cung ứng nguyên vật liệu còn thiếu và phải nhập khẩu đến gần 80% nguyên liệu. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay, mỗi năm ngành sản xuất thùng rác nhựa Việt Nam có nhu cầu khoảng 3,5 triệu tấn nguyên liệu nhựa và hàng trăm loại phụ gia, trong khi nguồn nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 900.000 tấn nguyên liệu cho toàn ngành (khoảng 20-25%).
Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam bao gồm Ả rập Xê út, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…với các sản phẩm nhập khẩu chính là PE, PP và PVC. Việc chi phí nguyên liệu thường chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nên những biến động giá nguyên liệu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Việc biến động tỷ giá cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp nhựa nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
Dự báo đến năm 2020, các doanh nghiệp thùng nhựa công nghiệp Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Do đó, nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong ngành để có thể thực hiện sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.