Phát Triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025

Phát Triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025

 

Với mục tiêu để ngành nhựa Việt Nam phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và phù hợp với quy hoạch chung của toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2025, việc lập Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thùng nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 là cần thiết.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2001-2010, nếu tính doanh nghiệp (DN) nhựa đang hoạt động có vốn từ 0,5 tỷ đồng trở lên có khoảng 1.064 DN, chủ yếu ở miền Nam, số lượng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương và Long An chiếm 80% tổng số lượng DN nhựa trên cả nước, còn 15% còn lại là ở miền Bắc và miền Trung là 5%. Trong giai đoạn 2005 - 2010, ngành Nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 20% - 25%/năm.

 

Toàn ngành sản xuất thùng rác nhựa có 1064 DN với các thành phần kinh tế khác nhau: DN ngoài nhà nước chiếm 80,1%; DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 19,7%; chỉ còn 1 DN nhà nước.

Theo số liệu của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa giai đoạn 2000- 2005 là một trong những ngành có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 27- 30%, có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. giai đoạn 2005- 2009 đạt mức trung bình 20-25%/năm và ngành nhựa được đánh giá là còn nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

Sản phẩm nhựa Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu hơn 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2010 đạt 1 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định đã làm chậm sự phát triển của ngành Nhựa như: Nguyên liệu sản xuất thùng nhựa trong nước mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nên phần lớn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá thành sản xuất luôn bị biến động mỗi khi có biến động của tỷ giá ngoại tệ, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, vốn của các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên phải chịu áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường.

Để phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngành sản xuất thùng rác nhựa Việt Nam trong thời gian tới cần phải phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến, quy hoạch thật cụ thể cho từng bước phát triển, phù hợp với thị trường.

Nguồn: Bộ Công Thương (2011), Dự thảo lẩn 3 Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025