Phế liệu tồn đọng, cảng từ chối nhập hàng, doanh nghiệp lo lắng

Phế liệu tồn đọng, cảng từ chối nhập hàng, doanh nghiệp lo lắng

Lý giải về tình trạng hàng ùn ứ ở cảng biển, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết một trong các yếu tố là việc các doanh nghiệp tranh thủ thời điểm Trung Quốc ngừng nhập phế liệu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, chỉ riêng 6 tháng đầu năm Việt Nam đã chi số tiền gấp hơn 3,5 lần so với tổng số tiền chi để nhập nhựa phế liệu trong cả năm 2017. Xét về số lượng, 6 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu lượng nhựa phế liệu gấp hơn 3 lần năm 2017 (khoảng 90.000 tấn).

Cảng biển ùn ứ

Còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhựa danpla phế liệu nhập khẩu của các nước trên thế giới, khoảng 15,5 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, theo Viện Công nghệ tái chế Mỹ, nhưng việc gia tăng nhanh đặt ra các vấn đề lớn cho Việt Nam.

Số liệu từ Tổng cục hải quan, cho biết số lượng container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái (TP.HCM) đang lên tới khoảng 5.000 chiếc. Trong đó, số container tồn tại cảng Cát Lái tính đến ngày 25/7 là 3.579 container, trong đó có 2.423 container tồn quá 90 ngày.

Tại Hải Phòng, tính đến ngày 5/7, tổng số container còn tồn là 1.495 container, trong đó hơn 1 nửa có số tồn quá 90 ngày. Riêng mặt hàng phế liệu nhựa chiếm tới 1.342 container tồn đọng tại cảng Hải Phòng.

Trước tình trạng quá tải, một số cảng biển của Việt Nam đã thông báo tạm ngưng nhập khẩu vật liệu tái chế. Cụ thể, đầu tháng 6, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã thông báo từ chối doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu về cảng. Cảng Cát Lái cũng thông báo không nhận phế liệu từ cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Tân cảng Hiệp Phước. Thời gian áp dụng từ 25/6 đến 15/10.

Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất thùng nhựa dung tích lớn giá rẻ cho biết hệ quả việc tạm ngưng này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế liệu do các hãng tàu không dám chuyển hàng về Việt Nam nữa.

Vị này chia sẻ dù công văn số 4202/TCHQ-PC vẫn cho phép hãng tàu về Việt Nam, các hãng tàu vẫn lo lắng và không nhận đưa hàng về. Các nhà cung cấp hàng ở châu Âu và Mỹ cũng không tiếp tục bán hàng. Hệ quả là trong khi hàng ùn ứ ở cảng, các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn sản xuất nhựa phế liệu lại không có nguyên liệu để sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất kinh doanh.

Vì sao nên nỗi?

Lý giải về tình trạng hàng ùn ứ ở cảng biển, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết một trong các yếu tố là việc các doanh nghiệp tranh thủ thời điểm Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới, ngừng hầu hết hoạt động nhập khẩu phế liệu (24 mặt hàng).

Ông Hoàng Đức Nhượng, giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa tái chế, cho biết trước đây, khi Trung Quốc chưa có quy định cấm nhập nhựa phế liệu để sản xuất thùng nhựa dung tích lớn, nước này có thể thu mua tất cả loại nhựa phế liệu có chất lượng tốt, còn Việt Nam chỉ mua được nhựa phế liệu xấu với tỷ lệ tái chế thấp.

“Khi Trung Quốc có lệnh cấm thì Việt Nam mới có cơ hội thu mua được nhựa phế liệu có chất lượng cao, giá thấp để phục vụ tái chế, sản xuất và xuất khẩu”, ông nói.

Việc Trung Quốc bất ngờ dừng nhập khẩu tạo nguồn cung dồi dào, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp Việt trước tình thế bị động.

“Trước năm 2017, các doanh nghiệp không mặn mà với việc nhập khẩu nhựa phế liệu do không cạnh tranh nổi với đối tác Trung Quốc”, lãnh đạo một doanh nghiệp tái chế nói.

Vì không mặn mà nên trong 2 năm 2016-2017 rất ít doanh nghiệp xin cấp giấy phép theo quy định mới của Bộ Tài nguyên – Môi trường. Trong khi đó, các giấy phép do Sở Tài nguyên Môi trường cấp trước đây hầu hết đã hết hạn vào cuối 2017.

“Thấy cơ hội từ việc Trung Quốc dừng nhập, các doanh nghiệp tái chế vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu mới. Tuy nhiên để đầu tư bài bản theo đúng yêu cầu sẽ cần thời gian ít nhất là 12-24 tháng. Hàng nhập đang trên biển, Sở Tài nguyên Môi trường không có chức năng cấp phép nữa, hạ tầng kỹ thuật của nhà máy chưa hoàn thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng hàng phải tồn cảng”, một lãnh đạo doanh nghiệp ngành nhựa cho biết.

 

 

Một lý do khác cho tình trạng hàng phế liệu nhựa danpla giá rẻ vô chủ tồn với số lượng lớn là các yêu cầu về quy chuẩn hàng nhập khẩu của Việt Nam. Một chuyên gia trong ngành nói một số lượng lớn hàng tồn ở các cảng là bị dán mác “chất thải không được phép nhập khẩu”.

Vị này nói thêm: “Đã là phế liệu thì bên bán không thể lúc nào cũng đóng hàng đúng 100% theo quy chuẩn của Việt Nam. Mà nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ bị đính mác chất thải không được phép nhập khẩu, nên doanh nghiệp ngậm đắng nuốt cay không dám đến nhận hàng”. 

Hơn nữa, hàng tồn càng lâu thì doanh nghiệp càng không có khả năng rút được hàng nữa vì phí lưu container phải trả cho hãng tầu đã vượt quá tiền hàng.

Đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam thì cho rằng những hạn chế về nhập khẩu vật liệu tái chế đã gây khó khăn cho quá trình xử lý nhập khẩu và dẫn đến việc hàng nhập khẩu bị ùn tắc tại các cảng biển trong thời gian vừa qua.

Các cơ quan quản lý đang đề nghị doanh nghiệp vận tải và các bên liên quan hợp tác cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, thông tin doanh nghiệp đã có giấy phép nhập khẩu và đẩy nhanh tiến độ cấp phép nhập khẩu mới cho các doanh nghiệp đã có nhà máy quy chuẩn để giải phóng hàng hóa.