Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn

Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn

Để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm thùng nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường tốt.

Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao

Thị trường

Tháng 3/2010 (USD)

So T2/2010

So T3/2010

Nhật Bản

21,807,579

64%

43%

Mỹ

8,584,888

64%

-45%

Hà Lan

4,848,555

51%

61%

Đức

6,001,882

90%

93%

Anh

3,839,701

48%

34%

Campuchia

4,999,245

113%

34%

Malaysia

2,921,517

36%

181%

Philippin

3,136,487

70%

142%

Indonesia

4,409,497

182%

418%

Pháp

2,571,649

117%

39%

 

 Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất thùng nhựa dung tích lớn. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%. 

Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út.

Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất thùng rác nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hình 4: Nhập khẩu thiết bị và máy móc sản xuất nhựa của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)

Thị trường nhập khẩu

2005

2006

2007

2008

Đài Loan

44,1

44,2

68,8

72,24

Trung Quốc

25,8

38

66,9

70,25

Hàn Quốc

12,7

14,3

61,8

64,89

Nhật Bản

32,9

34,2

44,8

47,04

Đức

7

10,5

12,8

13,44

Ý

6,5

4,8

11,5

12,08

Hoa Kỳ

3,64

4,34

7,92

8,32

Các quốc gia khác

12,96

23,26

42,35

49,53

Tổng

145,6

173,6

316,8

363,76