SỨC HÚT CỦA NGHÀNH NHỰA NĂM 2018

SỨC HÚT CỦA NGHÀNH NHỰA NĂM 2018

Sức hút của ngành nhựa trong năm 2018

Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau viễn thông và dệt may. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam.

Kỳ vọng trong năm 2018

Cho đến nay, kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam đó chính là 3 hiệp định thương mại bao gồm: Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) . Doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 11% ổn định trong suốt 5 năm qua. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa được dự đoán sẽ tăng lên 15%. Mức độ tăng trưởng ổn định và ấn tượng của ngành nhựa tại Việt Nam đã hấp dẫn những công ty nhựa lớn nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Tính trên cả nước hiện có khoảng gần 1.500 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động. Số lượng doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm ưu thế với 85%.

Bên cạnh đó, nhờ mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập, đặc biệt là được hưởng nhiều lợi thế từ TPP đang khiến các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua lại các công ty, nhiều trường hợp không chỉ tham gia cổ phần theo dạng đầu tư, mà còn mua 100% để tham gia chi phối. Có thể kể một số cái tên đã bán 100% cho đối tác Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, như: Công ty Nhựa Batico, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Sài Gòn, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Tân Tiến...

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa (VPA) cho biết mức độ tăng trưởng của ngành nhựa mỗi năm từ 16% - 18% , mức tăng trưởng chỉ sau ngành viễn thông và may mặc. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp gần một nửa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia….Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ hiệp định từ TPP vì chỉ yêu cầu chứng minh nguồn gốc sản xuất ở Việt Nam chứ không yêu cầu chứng minh nguyên liệu đó được sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai, điển hình là ngành nhựa kỹ thuật cao. Điều này cần sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ thiết bị máy móc.

Vẫn còn khó khăn về nguyên liệu

Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu gần 160 thị trường trên thế giới. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại đó là dù có phát triển mạnh trong những năm qua thì ngành nhựa vẫn đang phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào, hàng trăm các hóa chất phụ trợ, trong khi đó ở trong nước mới chỉ đáp ứng 900.00 tấn nguyên liệu dựa theo nhu cầu.

Trong năm 2020, dự báo số nguyên liệu cần có để phục vụ cho hoạt động sản xuất khoảng 5 triệu tấn. Tuy nhiên, vấn đề cung ứng đầu vào thấp, công nghiệp hỗ trợ cho ngành nhựa chưa thực sự phát triển. Nguyên liệu đầu vào nhập khẩu mỗi năm lên đến 70% - 80%, chính điều này sẽ dẫn đến việc làm giảm sức cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định liên quan đến xuất